Bánh bá trạng được gói bằng lá gì?

5/5 - (6 bình chọn)

Bên cạnh cơm rượu nếp, chè trôi nước, thịt vịt… bánh bá trạng cũng là món ăn được nhiều người sử dụng mỗi khi đến tết Đoan Ngọ. Vậy bạn có biết bánh bá trạng được gói bằng là gì chưa? Hãy cùng DVM tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bánh bá trạng

Tết Đoan ngọ, hay còn được biết đến với cái tên thân thương là Tết diệt sâu bọ, là dịp lễ đặc biệt quan trọng đối với người phương Đông. Đây không chỉ là thời khắc để mọi người cùng nhau quây quần, chia sẻ niềm vui, mà còn là dịp để thưởng thức loại bánh may mắn – một nét đẹp văn hóa độc đáo.

Bánh bá trạng là món ăn truyền thống của người Hoa và thường chỉ được làm vào dịp tết Đoan Ngọ. Loại bánh này khá giống với bánh ú của Việt Nam nhưng lại có phần nhân được làm từ nhiều nguyên liệu và có mùi vị đậm đà hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 900g nếp dẻo
  • 500g lá chuối
  • 250g thịt ba rọi
  • 200g đậu xanh cà vỏ
  • 200g hạt sen
  • 100g lạp xưởng
  • 80g hành tím cắt nhỏ
  • 50g tôm khô
  • 12 lòng đỏ trứng muối
  • 8 tai nấm đông cô
  • 1 ít rượu trắng
  • Dầu ăn
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, tiêu, dầu hào, bột ngũ vị hương

Bánh bá trạng được gói bằng lá gì?

Bánh bá trạng thường được gói bằng lá tre mà ở đây cụ thể hơn là lá cây giang, tùy theo khẩu vị địa phương mà còn thể được gói bằng lá chít hoặc lá chuối.

Bánh bá trạng được gói bằng lá gì

Cây Giang là cây họ tre, nứa, thường mọc thành từng khóm trên rừng với đặt tính an toàn, phiến lá to xương lá dẻo mềm nên thường được lựa chọn hằng đầu để gói bánh bá trạng.. Lá Giang được khai thác đều đặn thành 2 đợt, từ tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hằng năm.

Cách gói bánh bá trạng lá cây giang

Chuẩn bị lá giang (hoặc lá tre)

Bạn rửa sạch từng miếng lá cây giang và lấy khăn lau khô, sau đó cắt lá thành nhiều miếng hình vuông có kích thước 30x30cm.

Bà con thu hái lá giang

Gói bánh

Xếp chồng 2 miếng lá giang lên nhau, quay mặt bóng của lá ra ngoài.

Gấp xéo lá tạo thành hình tam giác, tiếp tục gấp 2 mép lại tạo thành hình cái phễu.

Cho vào bên trong lá 2 muỗng nếp rồi tạo 1 lỗ nhỏ ở giữa. Tiếp đó cho lần lượt đậu xanh, hạt sen, 1 – 2 miếng nấm đông cô, 1 miếng thịt, vài con tôm khô, một ít lạp xưởng, 1 lòng đỏ trứng muối vào bánh. Cuối cùng, bạn dàn đều 1 lớp hạt sen, đậu xanh và nếp lên trên, phủ 2 miếng lá giang nhỏ vào rồi gấp kín bánh, dùng dây cói buộc chặt. Tiếp tục làm như vậy đến hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị.

Luộc bánh

Bạn bắc nồi áp suất lên bếp, cho phần lá cây giang dư vào nồi rồi xếp bánh lên, sau đó đổ nước ngập mặt bánh.

Luộc bánh trong vòng 1,5 tiếng, sau đó mở nắp và châm nước nóng vào nồi cho bằng với mực nước ban đầu. Tiếp tục luộc bánh thêm 1,5 tiếng nữa thì tắt bếp. Lúc này, bạn để ủ bánh trong nồi khoảng 30 phút là có thể lấy ra, để ráo nước và thưởng thức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *