So sánh sự khác biệt giữa HĐTL chỉ số VN30 và HĐTL trái phiếu chính phủ

5/5 - (10 bình chọn)

Thị trường chứng khoán phái sinh còn khá mới với người chơi bảng điện đỏ đen. Chứng khoán phái sinh được đánh giá là thị trường có lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian T0, tuy nhiên đây cũng là thị trường có tỉ lệ rủi ro cao nhất dành riêng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chúng ta cần so sánh sự khác biệt giữa HĐTL chỉ số VN30 và HĐTL trái phiếu chính phủ để có những kiến thức cơ bản trong ngành này.

Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, có giá trị phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở (hàng hoá, công cụ tài chính). Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

– Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.

– Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

– Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

– Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

Trong đó, hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Sự khác biệt giữa HĐTL chỉ số VN30 và HĐTL trái phiếu chính phủ

NĐT: Nhà đầu tư
GD: Giao dịch

HĐTL chỉ số VN30 HĐTL trái phiếu chính phủ
Tài sản cơ sở Chỉ số VN30 Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, 10 năm
Hệ số nhân 100.000 VND 10.000 VND
Quy mô hợp đồng 100.000 VND x điểm chỉ số VN30 tương lai 1.000.000.000 VND
Tháng đáo hạn Tháng hiện tại
Tháng kế tiếp
02 tháng cuối 02 quý kế tiếp
03 tháng cuối 03 quý gần nhất
Biên độ giao động +/- 7% +/- 3%
Bước giá 0,1 điểm chỉ số 1 đồng
Đơn vị giao dịch 1 hợp đồng
Thời gian giao dịch ATO: 8h45-9h00
Liên tục: 9h00 đến 11h30
Liên tục: 13h00 đến 14h30
ATC: 14h30-14h45
Loại lệnh ATO: ATO, LO
Liên tục: LO, MOK, MAK
ATC: ATC, LO
ATO: ATO, LO
Liên tục: LO, MOK, MAK
ATC: LO
Giới hạn vị thế
(số HĐTL)
Nhà đầu tư:
Cá nhân: 5.000
Tổ chức: 10.000
Chuyên nghiệp: 20.000
Cá nhân: 0
Tổ chức: 5.000
Chuyên nghiệp: 10.000
Riêng TPCP 10 năm. NĐT cá nhân chuyên nghiệp là 3.000
Vị thế Mua HĐTL: vị thế mua
Bán HĐTL: vị thế bán
Mở vị thế Mua/bán 1 số lượng HĐTL với một mức giá nào đó
Đóng vị thế NĐT đặt lệnh đối ứng với vị thế đang sở hữu
Đáo hạn hợp đồng Các HĐTL không đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn thì sẽ tự động đóng tại thời điểm đáo hạn với mức giá thanh toán cuối cùng
Giao dịch T0 Cho phép mở, đóng vị thế ngay trong ngày giao dịch
Ngày GD cuối cùng Thứ Năm thứ 3 trong tháng đáo hạn (nếu trùng với ngày nghỉ sẽ điều chỉnh lên ngày làm việc liền trước) – TPCP kỳ hạn 5 năm: Ngày 15 của tháng đáo hạn (nếu trùng với ngày nghỉ sẽ điều chỉnh lên ngày làm việc liền trước)
– TPCP kỳ hạn 10 năm: Ngày 25 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu ngày 25 là ngày nghỉ
Ngày thanh toán cuối cùng T+1 của ngày GD cuối cùng T+3 của ngày GD cuối cùng
Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (nếu là ngày GD đầu tiên)
Giá thanh toán cuối cùng Là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục. Giá thanh toán cuối tại ngày giao dịch cuối cùng
Thanh toán khi đáo hạn Tiền – Tiền hoặc
– Vật chất: Bên giữ vị thế bán chuyển giao trái phiếu và nhận lại số tiền tương ứng với giá trị trái phiếu từ bên giữ vị thế mua.
Hai bên hoàn tất chuyển nhượng và thanh toán trước 12h ngày GD cuối cùng. Hết thời hạn này Hợp đồng được xem là mất khả năng thanh toán và bên không thực hiện sẽ bị phạt số tiền:
5% x FSP x hệ số nhân hợp đồng x Số hợp đồng mất khả năng thanh toán
FSP: Giá thanh toán cuối cùng

Như vậy, 1 HĐTL có 4 tháng đáo hạn nên sẽ tương ứng có 4 mã chứng khoán được niêm yết để NĐT lựa chọn khi giao dịch. VD Mã VN30F2108:

  • VN30F: HĐTL chỉ số VN30
  • 21: năm 2021
  • 08: tháng đáo hạn của HĐ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *