Ngôn ngữ Việt Nam đa dạng và phong phú với sự góp mặt của nhiều phương ngữ độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa từng vùng miền. Một trong những cụm từ gây tò mò gần đây trên mạng xã hội chính là quả khu mấn, trốc tru. Vậy quả khu mấn là quả gì, trốc tru có ý nghĩa như thế nào, và nguồn gốc của cụm từ này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quả khu mấn là gì
Quả khu mấn thực chất hoàn toàn không có thật. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay nghe được những câu hỏi đại loại như “Có ăn quả khu mấn không?”. Về cơ bản thì đây chỉ là một câu nói bông đùa, ý là có ăn quả cái mông không đó.

Với sự phát triển của mạng xã hội, các cụm từ phương ngữ như “khu mấn” dần trở nên phổ biến hơn trong các cuộc trò chuyện trực tuyến. Nhiều bạn trẻ sử dụng cụm từ này để pha trò hoặc gợi nhắc về nguồn cội, khiến ngôn ngữ Nghệ An không còn bó hẹp trong một khu vực mà lan rộng ra cả nước.
Khu mấn là gì
Khu mấn là phương ngữ (từ ngữ địa phương) của người Nghệ An. Khi đến Nghệ An du lịch, có thể bạn sẽ bắt gặp người địa phương sử dụng từ ngữ này và không hiểu nó có nghĩa là gì. Thực tế, để giải thích ý nghĩa của “khu mấn”, chúng ta sẽ cần quay ngược dòng lịch sử một chút.
Trong những năm 60s đến 70s thế kỷ 20, ở vùng Nghệ Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay), người ta thường nói về phần mông mặc váy đen vải thô của chị em lao động bằng cụm từ “từ khu mấn”. Sau giờ làm việc vất vả trong ngày, các chị, các cô, các bà, các mẹ thường ngồi trò chuyện vui vẻ với nhau, không để ý đến việc mình ngồi trên vệ cỏ, bãi đất hay bãi cát, dẫn đến phần mông bị dính bẩn.

Đây là hành động thường ngày của những người nông dân bởi sau khi làm việc ngoài đồng áng, ai ai cũng dính bẩn và mệt mỏi, nên họ ngồi ở đâu cũng được, không quan tâm đến chỗ ngồi hay thậm chí là bạ đâu ngồi đấy.
Khu mấn là một cụm từ phương ngữ của Nghệ An, được sử dụng để miêu tả một cách dí dỏm hoặc trêu chọc. Cụ thể:
- “Khu”: Trong tiếng Nghệ An, “khu” mang nghĩa là cái mông.
- “Mấn”: Là váy hoặc phần vải ở mông váy.
Ghép lại “khu mấn” dùng để chỉ phần mông váy, thường mang nghĩa hài hước, đôi khi có chút mỉa mai. Thuật ngữ này xuất phát từ hình ảnh người phụ nữ Nghệ An xưa mặc váy đen lao động, phần váy mông thường bị bám bẩn khi làm việc ngoài đồng ruộng. Cụm từ này còn được sử dụng để chỉ những điều xấu xí, luộm thuộm hoặc một cách ví von cho sự nghèo khó, lạc hậu.
Ví dụ sử dụng từ khu mấn tiếng Nghệ An
Sau đây là 2 ví dụ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
- Trường hợp 1:
Bạn A nói: Cậu nhìn cái khăn tớ thêu xem có đẹp không?
Bạn B đáp: Nhìn cứ như cái khu mấn ấy.
Trong trường hợp này bạn B đang chê bạn A thêu khăn không đẹp
- Trường hợp 2:
Bạn C nói: Có vẻ nhà câu rất giàu phải không?
Bạn D đáp: Có cái khu mấn ấy.
Trong trường hợp này, “khu mấn” biểu thị ý nghĩa là “nghèo”, “nhà nghèo”, “chẳng có gì”.
Qua những gì đã phân tích, có thể thấy phương ngữ “khu mấn” trong mỗi tình huống và ngữ cảnh khác nhau sẽ cho ra ý nghĩa không giống nhau. Vì vậy, với khách du lịch hay nếu bạn có bạn bè là người miền Trung, Nghệ Tĩnh thì nên chú ý khi sử dụng cụm từ này nhé.
Trốc Tru Là Gì?
Sau khi đã biết “trốc tru” tiếng miền Trung nghĩa là cái gì thì chắc hẳn nguồn gốc của từ ngữ này cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Đây là từ lóng địa phương của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung lân cận. Ở vùng này, người dân sử dụng các từ ngữ địa phương vô cùng nhiều.

Trong đó, từ “trốc tru” được sử dụng khá phổ biến. Do đó, ở các tỉnh thành miền Nam và miền Bắc nếu chỉ nghe qua lần đầu sẽ liên tưởng đến đó là con trâu tuy nhiên nó lại có nghĩa khác. Thế nhưng, mọi người chỉ cần biết này không hề mang ý xấu là được.
- “Trốc”: Nghĩa là cái đầu.
- “Tru”: Nghĩa là con trâu.
Ghép lại, “trốc tru” được dùng để chỉ người cứng đầu, bảo thủ, không chịu thay đổi suy nghĩ. Tuy nhiên, cụm từ này mang sắc thái hài hước, thường dùng để trêu chọc.
Ví dụ sử dụng từ trốc tru tiếng Nghệ An
“Trốc tru” được người dân miền Trung sử dụng rất nhiều trong cuộc sống với ý trêu đùa, trách móc vui vẻ. Để hiểu hơn “trốc tru” là gì, mọi người có thể tham khảo qua các ví dụ giao tiếp cụ thể dưới đây:
- “Cái thằng trốc tru ni mi mần cái chi rứa!”. Câu này nghĩa là: Cái thằng lì lợm này mày đang làm cái gì đó.
- “Con bé trốc tru ni, cói cái ni mà nói mi mãi không chịu nghe!”. Ý nghĩa: Con bé lì lợm này, có mỗi cái này mà nói mãi không chịu nghe.
- “Bọn trốc tru ni sao mà phá thế”. Câu này nghĩa là: Bọn lì lợm này sao mà phá thế.
- “Chớ răng mi trốc tru rứa hè, từng mà cụng nỏ biết!”. Ý nghĩa: Chứ sao mày lì lợm vậy hả, có cái này mà cũng không biết.
- “Cái thằng trốc tru ni, răng con nỏ nghe lời mệ?”. Ý nghĩa là: Cái thằng lì lợm này, sao không nghe lời mẹ?
Một số từ ngữ Miền Trung phổ biến thường dùng
Ngoài “khu mấn”, “trốc tru” vùng Nghệ Tĩnh nói riêng và các tỉnh thành miền Trung nói chung vẫn còn rất nhiều từ địa phương khác mà bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu được nghe. Nếu bạn thích đi du lịch miền Trung hoặc có nhiều bạn bè là người miền Trung thì có thể học một số phương ngữ sau để giúp ích trong việc giao tiếp. Sau đây là bảng từ điển tổng hợp tiếng miền Trung:
Tề nghĩa là kìa | Hè nghĩa là nhỉ |
Mô nghĩa là đâu | Tê nghĩa là kia |
Răng nghĩa là sao | Rứa nghĩa là thế |
chộ nghĩa là thấy | ả nghĩa là chị |
nớ nghĩa là đó | cẳng nghĩa là chân |
chi nghĩa là gì | o nghĩa là cô |
gấy nghĩa là vợ | dới nghĩa là dưới |
Nhông nghĩa là chồng | cắm nghĩa là cắn |
con gấy nghĩa là con gái | trốc cúi nghĩa là đầu gối |
cơn nghĩa là cây | cái đọi ý nói cái bát, cái chén |
con ròi nghĩa là con ruồi | cái chủi nghĩa là cái chổi |
cái cươi nghĩa là cái sân | đau rọt nghĩa là đau bụng, đau lòng |
ngẩn nghĩa là ngốc
|
chưởi nghĩa là chửi |
trửa nghĩa là giữa | trấp vả nghĩa là đùi |
đàng nghĩa là đường | cái nớ nghĩa là cái kia, cái đó |
nác nghĩa là nước | tau nghĩa là tớ, tao |
choa nghĩa là chúng tao | mi nghĩa là mày |
lũ bây nghĩa là chúng mày, các bạn | hấn nghĩa là nó, hắn |
mần nghĩa là làm | nhởi nghĩa là chơi |
rầy nghĩa là xấu hổ | con du nghĩa là con dâu |
nỏ nghĩa là không | ri nghĩa là thế này |
chạc nghĩa là dây | com me nghĩa là con bê |
ngái nghĩa là xa | bổ nghĩa là ngã |
su nghĩa là sâu | đấy nghĩa là đái |
túi nghĩa là tối | cảy nghĩa là sưng |
cại nghĩa là cãi | ung nghĩa là ông |
cựa nghĩa là cửa | bọ nghĩa là bố |
ló nghĩa là lúa | rọng nghĩa là ruộng |
rú nghĩa là đồi, núi | xuy măng nghĩa là xi măng |
nhít nghĩa là nhất | bựa ni nghĩa là hôm nay |
mụi nghĩa là mũi | kỳ địa nghĩa là cái đĩa |
riệu nghĩa là rượu | có lẹ nghĩa là có lẽ |
hói nghĩa là sông | gì, mự nghĩa là cô |
coi mồ nghĩa là xem nào | con trùn nghĩa là con giùn |
ngái nghĩa là xa | con troi nghĩa là con giòi |
hại nghĩa là sợ | hun nghĩa là hôn |
cá tràu nghĩa là cá chuối, cá quả | cụng nghĩa là cũng |
cơn ni nghĩa là cây này | có mang nghĩa là có bầu |
con mọi nghĩa là con muỗi | náng nghĩa là nướng |
ruốc nghĩa là mắm tôm | mấy ả nghĩa là mấy cô |
Chi rứa hầy là Cái gì đó | Gưởi nghĩa là gửi |
Cấy nghĩa là Cái | Vung/Vàng nghĩa là Nắp nồi |
Trù nghĩa là Trầu | Bọn bây nghĩa là Các bạn |
Đây là những từ ngữ đời thường, dân dã gắn liền với người dân miền Trung đặc biệt là người ở vùng Nghệ – Tĩnh. Ngày nay, nhiều phương ngữ dần ít xuất hiện và chỉ thường được sử dụng tại các miền quê hay được những người trung niên biết đến. Do vậy, nhiều bạn trẻ không biết khu mấn là gì, trốc tru là gì và rất ngạc nhiên khi hiểu được ý nghĩa.

Dưới đây là một vài ví dụ thú vị về những câu giao tiếp thông thường của người Nghệ An:
Ví dụ 1:
A: Bựa chừ mi gặp chuyện chi chi rứa hầy?
B: Bựa qua tau đi ra nơi cươi bấp cục đá, bổ trợt trốc cúi mi ơi.
Dịch nghĩa là:
A: Dạo này mày gặp chuyện gì vậy?
B: Bữa qua tao đi ra sân vấp phải cục đá, ngã trầy đầu gối mày ơi.
Ví dụ 2:
A: Răng hôm bựa bác nói xuống nhà tui uống nác chè mà nỏ chộ xuống?
B: Xin lội o mi, khi túi tui cũng định xuống rồi mà hai cấy trốc cúi đau quá nỏ đi được.
A: Rứa à. Mà bác mần chi mà bị đau trốc cúi?
B: Tại bữa hỗm chẻ mấy lẻ củi bơ rứa đó.
Dịch nghĩa là:
A: Sao hôm trước bác nói xuống nhà tôi uống nước chè mà không thấy xuống?
B: Xin lỗi o, khi tối tôi cũng định xuống rồi mà hai cái đầu gối đau quá, không đi được.
A: Vậy hả. Mà bác làm gì mà bị đau đầu gối?
B: Tại hôm trước chặt mấy cây củi nên vậy đó.
Ví dụ 3: Thơ tiếng Nghệ An
Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội
Nỏ khi mô tui quên được quê nhà
Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da
Sèm được nghe “ri, tê” cho sướng rọt!
Đang tự nhiên, ai kêu: “Cho đọi nác…”
Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên
Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em
Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ
Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ
Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn
Để triều về cho cháu nhỏ quây quần
Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa
Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!
Rành chưn không, phủi bộp bộp – lên giường
Ông buồn chi mà rành thở dài luôn
Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội
Ông đã góa vô vô cùng sớm túi
Tui cụng sắp về với ông tui đây
Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày
Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!
Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!
Nhờ có mi hình – mà choa góa thi nhân
Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần…
Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình – Tiếng Nghệ!
(Nguồn: Sưu tầm)
Những từ này tuy mộc mạc, giản dị nhưng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, giúp kết nối người Nghệ An với quê hương, cội nguồn.
Vai Trò Của Phương Ngữ Trong Văn Hóa
Phương ngữ như “khu mấn” hay “trốc tru” không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ giao tiếp, mà còn là chiếc gương phản chiếu đời sống văn hóa và tập quán của người dân địa phương. Những giá trị này cần được trân trọng bởi:
- Phương ngữ là bản sắc văn hóa: Mỗi cụm từ phương ngữ là một phần của lịch sử và truyền thống, lưu giữ những câu chuyện và phong tục của tổ tiên.
- Tạo nên sự đa dạng ngôn ngữ: Giữa một thế giới đang dần đồng hóa về ngôn ngữ, việc sử dụng phương ngữ giúp giữ gìn sự phong phú của tiếng Việt.
- Kết nối cộng đồng: Phương ngữ giúp những người xa quê cảm thấy gần gũi hơn với quê hương, đặc biệt khi giao tiếp với những người cùng quê.
Làm Sao Để Hiểu Và Sử Dụng Đúng Phương Ngữ?
Việc hiểu và sử dụng phương ngữ đúng cách là một thử thách đối với những người không quen thuộc. Dưới đây là một số gợi ý:
- Lắng nghe nhiều hơn: Tìm hiểu qua các câu chuyện, bài hát, hoặc phim ảnh sử dụng phương ngữ.
- Học hỏi từ người bản địa: Trò chuyện với người Nghệ An để hiểu cách sử dụng đúng ngữ cảnh.
- Thực hành dần dần: Thử áp dụng phương ngữ trong giao tiếp hằng ngày, bắt đầu từ các cụm từ đơn giản.
Trên mạng xã hội, cụm từ quả khu mấn thường được dùng như một cách diễn đạt hài hước hoặc tự trào. Nhiều người trẻ sử dụng cụm từ này để tạo điểm nhấn trong câu chuyện hoặc để bắt trend. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc dùng cụm từ này nên phù hợp với ngữ cảnh và không mang tính xúc phạm, gây khó chịu cho người nghe.
Lời Kết
Quả khu mấn không chỉ là một cụm từ phương ngữ Nghệ An mà còn là biểu tượng văn hóa gắn liền với cuộc sống lao động chân chất của người dân. Dù được sử dụng với mục đích hài hước hay biểu đạt, cụm từ này góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt và mang đến cho chúng ta cái nhìn đa chiều về văn hóa vùng miền. Hãy cùng trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc này, để ngôn ngữ Việt Nam mãi mãi là tài sản vô giá của dân tộc!