Hướng dẫn cách làm nến bơ thực vật cúng dường Phật Giáo Mật Tông

5/5 - (13 bình chọn)

Nến bơ cực kỳ thân thiện với môi trường vậy cách làm nến bơ Tây Tạng như thế nào? Sau đây là hướng dẫn cách làm nến bơ thực vật cúng dường của Phật Giáo Mật Tông phổ biến được nhiều người truyền nhau làm. Khi đốt nến ở gian thờ, hoặc khi đốt nến để công phu niệm Phật, nếu sử dụng loại nến này sẽ yên tâm hoàn toàn cho sức khoẻ của bạn.

Nến bơ thực vậy Tây Tạng

Nến được làm hoàn toàn từ bơ thực vật, không phải chế phẩm từ dầu mỏ nên đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn với sức khoẻ. Nến nhỏ có thể cháy khoảng 4 tiếng (+/- 30 phút) các ly nến lớn thời gian cháy láu hơn là 12 tiếng tới 48 tiếng. Ngoài ra, loại bơ sáp thực vật này khi cháy không có khói, không có mùi, không gây độc hại.

Nến bơ là gì?

Nến bơ là một pháp khí của Phật giáo Mật Tông được làm từ sáp bơ thực vật hoặc động vật chất lượng cao, hoàn toàn tinh khiết và bấc cotton. Khi thắp, nến bơ tỏa ánh sáng lung linh, không bị khói muội và có mùi thơm đặc biệt. Nến bơ tượng trưng cho ánh sáng của trí tuệ. Việc dâng Phật nến bơ hay cúng dường ánh sáng có một ý nghĩa đặc biệt, nhưng không phải ai cũng biết rõ ý nghĩa của việc làm này.

Nến bơ cúng dường Tây Tạng

Cách làm nến bơ, đèn bơ thực vậy

Các bước làm nến bơ rất đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà với số lượng lớn như sau:

Chuẩn bị: Bơ, sáp cọ, sáp ong, ly thuỷ tinh, đế tim, dây tim, kẹp giữ tim, kim tuyến và 1 số dụng cụ khác để nấu sáp như kéo, keo nến, nồi, bếp, bình châm sáp.

Cách làm:

Bước 1: Làm đế tim bất lửa

Dùng kéo cắt 1 đoạn tim dài hơn miệng ly 0.5cm rồi nối với đế tim và gắn vào đáy ly thuỷ tinh bằng keo nến. Cố định tim nến bằng kẹp lại để tim nến luôn ở giữa.

Bước 2: Nấu nến bơ

Chúng ta nấu nến bơ thức vậy theo tỉ lệ sau:

  • Tỉ lệ: 75% bơ + 20% sáp cọ bột/vẩy + 5% sáp ong
  • Tỉ lệ: 1,5 kg bơ + 400 gr sáp cọ bột/vẩy + 100 gr sáp ong
  • Tỉ lệ: 15 kg/thùng bơ + 4 kg sáp cọ bột/vẩy + 1 kg sáp ong
  • Tỉ lệ: (tùy thời tiết lạnh hay nóng, mà gia giảm lượng bơ).

Trong một số trường hợp bạn có thể mua được bơ nến pha sẵn thì bạn chỉ cần nầu sáp bơ luôn không cần phải pha theo tỉ lệ trên.

Nấu bơ ở nhiệt độ 60℃ – 75℃ không để sáp quá nóng, nấu bơ từ từ cho tan chảy hết.

Bước 3: Châm bơ và hoàn thiện sản phẩm

Giữ bếp ở nhiệt độ ổn định 50℃ để không bị đông lại và tiến hành dùng bình hoặc ca múc sáp châm 1/2 ly để nguội và sau đó tiến hành bước tiếp theo châm gần đầy ly và để nguội hoàn toàn. Tiếp theo chúng ta cắt đoạn tiêm dư để lại 1 đoạn vừa phải và rải kim tuyến lên là thành phẩm 1 chiếc cốc nến bơ cúng dường Phật.

Các sáp khác pha vào bơ không phù hợp:
– Sáp paraffin (gốc dầu mỏ): pha vào bơ sẽ nổi đốm trắng to và nhiều.
– Sáp cọ mềm (gốc thực vật): pha vào bơ sẽ nổi đốm trắng nhỏ và ít hơn.
– Sáp đậu nành: không tan trong bơ, nên không làm đông bơ.

Mục đích pha sáp cọ bột/vẩy và sáp ong vào bơ:
– Sáp cọ bột/vẩy: hợp với bơ, pha vào không bị nổi đốm trắng, như các sáp khác.
– Sáp ong: để không bị xì dầu bơ lên trên.

Nếu sáp ong càng nhiều:

– Nến bơ sẽ bị nổi nhiều đốm trắng: Làm lại từ đầu, giảm tỉ lệ sáp ong xuống.
– Hỗn hợp sáp sẽ càng cứng và khó cháy: Dùng tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều tim/bấc (nếu hũ nến rộng).
– Sau khi sáp nguội, bề mặt sáp sẽ co lõm xuống: Châm bù sáp vào chỗ lõm vài lần, để bề mặt sáp được phẳng. Hũ nến càng rộng, thì số lần châm bù sẽ càng nhiều.
– Màu vàng và mùi hương bơ sẽ càng nhạt đi: Pha thêm màu vàng và mùi hương bơ hoặc vani, để làm hỗn hợp sáp đậm màu và thơm trở lại. Tuy nhiên, màu là hóa chất, mùi là hương liệu: Nếu không cần thiết lắm, thì không pha vào sáp, để tự nhiên vẫn hay hơn.

Đèn bơ, nến bơ thức vật cúng dường

Cách nấu đèn bơ, nến bơ

– Sáp ong và sáp cọ bột/vẩy đều cứng hơn bơ, nên phải đun sáp ong trước, rồi tới sáp cọ bột/vẩy, cuối cùng là bơ.
– Nhìn vào công thức, cũng đoán biết loại nào cứng nhất (cần đun trước), loại nào mềm nhất (đun sau cùng).
– Giống như nấu ăn: cứng đun trước, mềm đun sau.
– Đun lửa nhỏ, đến khi sáp ong và sáp cọ bột/vẩy chảy lỏng hoàn toàn, thì bỏ bơ vào khuấy nhẹ, rồi tắt bếp.

Những lưu ý khi làm nến bơ

Nến bơ rất dễ làm tuy nhiên đối với những ai lần đầu làm không có kinh nghiệm thường sẽ làm nến không thơm, có đốm trắng hay không bảo quản được lâu vì thế chúng ta cần lựu ý các phần sau:

  • Muốn bơ đông lại dễ vận chuyển, pha thêm sáp cọ bột/vẩy và sáp ong: vừa cứng, vừa phẳng mịn.
  • Sau khi nguội, nến sẽ khô nứt, rút lõm xuống, cần phải rót bù thêm lần nữa, cho bề mặt nến được phẳng mịn.
  • Nếu đun lửa lớn: sẽ làm cháy sáp, rất nguy hiểm. Vì vậy, đun lửa nhỏ thôi.
  • Khuấy sáp nhẹ tay thôi, để tránh không khí vào sáp tạo bọt, khi nguội sẽ nổi đốm bọt khí trắng.
  • Sáp ong và sáp cọ bột/vẩy chưa tan hết, đã pha bơ vào, thì khi nguội, cũng sẽ nổi đốm trắng.
  • Bơ vừa tan thì tắt bếp và giữ ấm. Đun lâu sẽ khiến mùi hương tự nhiên trong bơ bay hơi, làm nến bớt thơm.
  • Muốn thêm mùi hương để làm nến thơm hơn: Sau khi tắt bếp, mới bỏ mùi vào, để hạn chế mùi bay hơi do sáp nóng.
Cách làm nến bơ

Mua nguyên liệu làm nến bơ ở đâu?

Khi mua nguyên liệu là nến bơ chúng ta thường không biết nên mua ở đâu bởi hầu hết loại nến này không được dùng thường xuyên và phổ biến. Sau đây là những gợi ý về nơi mua nguyên liệu để làm nến bơ thực vật cúng dường online trên các trang thương mại điện tử mà bạn có thể tự lựa chọn.

(Nội dung tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *